Quy trình xin cấp phép xây dựng nhà xưởng

Trước khi tiến hành xây dựng bất cứ công trình xây dựng, người dân cũng cần theo dõi quy định và kiểm tra xem công trình có thuộc trường hợp phải thực hiện thủ tục xin giấy phép xây dựng hay không. Vậy trong trường hợp xây dựng nhà xưởng, hồ sơ, trình tự xin cấp giấy phép xây dựng được thực hiện như thế nào. VINACON sẽ cung cấp các thông tin liên quan đến Quy trình, thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà xưởng

 

1. Giấy phép xây dựng nhà xưởng là gì?

Theo Khoản 17 Điều 3 Luật Xây dựng năm 2014, giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình.
Như vậy, giấy phép xây dựng nhà xưởng có thể được là giấy phép mà đơn vị có thẩm quyền quyết định cung cấp cho bạn để có thể thực hiện công trình xây dựng theo đúng quy định pháp luật. Theo khoản 3 Điều 89 Luật Xây dựng 2014 sửa đổi 2020, các loại giấy phép xây dựng gồm: (1) Giấy phép xây dựng mới; (2) Giấy phép sửa chữa, cải tạo; (3) Giấy phép di dời công trình; và (4) Giấy phép xây dựng có thời hạn.

2. Hồ sơ giấy phép xây dựng nhà xưởng

Hồ sơ giấy phép xây dựng nhà xưởng bao gồm các giấy tờ, tài liệu sau:
Đơn xin giấy phép xây dựng.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Bản vẽ thiết kế nhà xưởng.
Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế.
Chứng chỉ hành nghề thiết kế kiến trúc, kết cấu của Chủ trì thiết kế trong bản vẽ.
Chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về Phòng cháy và chữa cháy, hay phương án phòng cháy chữa cháy.
Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường ( ĐTM).
Quyết định phê duyệt dự án, quyết định đầu tư.
Văn bản thẩm định thiết kế với công trình có yêu cầu do cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định.

Xem thêm: Mẫu hợp đồng xây dựng nhà xưởng

3. Quy trình thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà xưởng

Giấy phép xây dựng nhà xưởng

Bước 1: Lên quyết định phê duyệt xây dựng dự án nhà xưởng
Lên quyết định phê duyệt xây dựng nhà xưởng là thực hiện quyết định xây dựng thông qua văn bản pháp luật để đầu tư xây dựng cho dự án. Quyết định này sẽ được sự chấp thuận từ phía Ban Giám đốc hoặc Hội đồng quản trị của một công ty, doanh nghiệp.
Trong quyết định sẽ cần nêu rõ các thông tin như: tên dự án, tên chủ đầu tư, mục đích xây dựng, địa điểm, quy mô, diện tích công trình, tổng chi phí đầu tư, hình thức quản lý,…
Bước 2: Thực hiện khoan khảo sát địa chất
Khoan khảo sát địa chất là đi đến địa điểm dự định thi công công trình để khảo sát, nắm thông tin về tình hình địa chất tại đây. Qua đó có thể đưa ra những giải pháp thi công phù hợp nhất nhằm hướng đến một công trình chất lượng.
Bước 3: Lên thiết kế xây dựng dự án
Để thiết kế xây dựng nhà xưởng thì cần một đơn vị có chuyên môn, kinh nghiệm và đáp ứng các yêu cầu về tính pháp lý theo quy định của nhà nước. Hồ sơ thiết kế cần phải đạt các tiêu chuẩn và quy chuẩn hiện hành.
Bản vẽ thiết kế phải thể hiện được vị trí xây dựng, diện tích khu đất, diện tích xây dựng, diện tích cây xanh, diện tích giao thông nội bộ, quy mô từng hạng mục của công trình,… Trong hồ sơ thiết kế sẽ cần có:
Bản vẽ thiết kế xây dựng
Thuyết minh thiết kế bản vẽ
Dự toán thi công xây dựng
Bước 4: Thẩm định thiết kế
Quy trình này sẽ được tiến hành bởi một đơn vị thứ 3 có chuyên môn, kinh nghiệm và tính pháp lý theo quy định của Nhà nước. Thẩm định thiết kế sẽ giúp kiểm tra, rà soát lại nhằm đảm bảo hồ sơ thiết kế đạt các yêu cầu cần thiết như: đúng quy mô và nguồn vốn sử dụng cho dự án, loại và cấp công trình thi công, tuân thủ các quy định hiện hành về yêu cầu xây dựng nhà xưởng.
Bước 5: Xin giấy phép Môi trường, xin giấy phép PCCC
Trình bản thiết kế đã được thẩm định lên các cơ quan, ban ngành chuyên môn để xin cấp giấy phép môi trường và giấy phép PCCC. Đây là các loại giấy phép cần thiết để bổ xung vào trong hồ sơ xin giấy phép xây dựng.
Bước 6: Nộp hồ sơ xin giấy phép xây dựng
Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, hồ sơ xây dựng đã được thông tin ở trên. Nộp hồ sơ đã chuẩn bị tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả xin giấy phép xây dựng ở Ủy ban Nhân dân tỉnh/ thành phố nơi thực hiện xây dựng nhà xưởng.
Đơn vị tiếp nhận hồ sơ sau khi kiểm tra sơ bộ sẽ thụ lý hồ sơ. Thực hiện xác nhận thông tin thụ lý hồ sơ bằng văn bản là giấy hẹn trả kết quả xin giấy phép xây dựng.
Bước 7: Kiểm tra hồ sơ
Phòng Quản lý đô thị của tỉnh/ thành phố sẽ tiếp nhận hồ sơ. Các đơn vị ban ngành tiến hành xem xét, kiểm tra hồ sơ đúng theo các quy định hiện hành và trình lên UBND tỉnh/ thành phố để cấp phép.
Trong trường hợp hồ sơ không phù hợp, thực hiện trả lời bằng văn bản, đưa ra những thông tin hồ sơ còn thiếu sót để nhà đầu tư xây dựng bổ xung thêm.
Bước 8: Cấp phép xây dựng
Đơn vị cấp giấy phép xây dựng sẽ tiến hành cấp Giấy Phép Xây Dựng đã được xác nhận của người đứng đầu cơ quan, đơn vị được cấp phép theo quy định nhà nước. Đơn vị xin giấy phép xây dựng nhà xưởng sẽ nhận kết quả, quyết định cấp phép tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả xin giấy phép xây dựng ở Ủy ban Nhân dân tỉnh/ thành phố nơi tiếp nhận hồ sơ.

4. Điều kiện xin giấy phép xây dựng nhà xưởng

Để đảm bảo việc xin giấy phép xây dựng nhà xưởng được thực hiện đúng quy trình và hợp pháp, các chủ đầu tư cần tuân thủ các quy định sau:

Luật Xây dựng 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành: Đây là cơ sở pháp lý cơ bản, quy định chung về quy trình và các yêu cầu cần thiết để xin giấy phép xây dựng.

Nghị định 13/2020/NĐ-CP: Nghị định này quy định chi tiết việc thi hành một số điều của Luật Xây dựng, giúp làm rõ các hành vi, trách nhiệm, và quy định cụ thể hơn về xin giấy phép xây dựng.

Quyết định 20/2014/QĐ-TTg: Quyết định này tập trung vào quy định về các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế, làm rõ các điều kiện và quy định đặc biệt liên quan đến việc xây dựng nhà xưởng trong các khu vực này.

Khi nộp đơn xin giấy phép xây dựng nhà xưởng, chủ đầu tư cần chú ý đến các điều kiện sau:

  • Về chủ đầu tư: Chủ đầu tư cần có đủ năng lực tài chính, kinh nghiệm và trình độ chuyên môn để thực hiện dự án một cách hiệu quả và an toàn.
  • Phải có Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy phép đăng ký kinh doanh hợp lệ, là minh chứng về việc chủ đầu tư có thể thực hiện dự án theo quy định.
  • Về vị trí xây dựng: Việc xây dựng nhà xưởng phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch chung xây dựng và quy hoạch chi tiết xây dựng của địa phương.
  • Cần tuân thủ các quy định về quản lý đất đai và đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, quốc phòng và an ninh.
  • Về thiết kế: Thiết kế của nhà xưởng cần tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và đảm bảo các yêu cầu về an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.
  • Về nguồn vốn: Chủ đầu tư phải có đủ nguồn vốn hợp pháp để thực hiện dự án một cách ổn định và không gây ra tình trạng thiếu hụt nguồn lực trong quá trình thi công.
  • Về các yêu cầu khác: Cần cung cấp đầy đủ hồ sơ theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và đáp ứng các yêu cầu khác của các cơ quan này để đảm bảo việc xin giấy phép được xử lý một cách thuận lợi và nhanh chóng.

5. Thời gian, lệ phí xin phép xây dựng nhà xưởng

Khi đã chuẩn bị hồ sơ, thủ tục đầy đủ, chính xác, không có vấn đề thì theo quy định thời gian xin phép xây dựng sẽ vào khoảng 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận để giải quyết các hồ sơ. Thời gian trên không bao gồm các ngày nghỉ, ngày lễ

Bạn nên lựa chọn nộp hồ sơ tránh thời điểm nghỉ Lễ, nghỉ Tết theo như quy định để không bị trì hoãn thời gian trong dịp nghỉ lễ.

Chi phí làm thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng nhà xưởng phụ thuộc vào quyết định của từng địa phương cụ thể.

6. Những lưu ý khi xin cấp phép xây dựng nhà xưởng

Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và chính xác: Tham khảo thông tư số 04/2022/TT-BXD quy định chi tiết về hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng. Đảm bảo tất cả các bản vẽ, giấy tờ đều hợp lệ và có chữ ký của người có thẩm quyền. Nên sao lưu hồ sơ để đề phòng trường hợp thất lạc.

 Lựa chọn đơn vị tư vấn uy tín:

Việc tư vấn và lập hồ sơ xin cấp phép xây dựng nhà xưởng đòi hỏi kiến thức chuyên môn cao.Lựa chọn đơn vị tư vấn uy tín sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và đảm bảo hồ sơ được thực hiện đúng quy định.

Tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy:

Nhà xưởng cần đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật.Cần có thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy phù hợp với quy mô và đặc điểm của nhà xưởng.

Nộp hồ sơ đúng nơi quy định: Hồ sơ xin cấp phép xây dựng nhà xưởng được nộp tại Sở Xây dựng tỉnh/thành phố nơi có dự án. Nên liên hệ trực tiếp với Sở Xây dựng để được hướng dẫn cụ thể về thủ tục nộp hồ sơ.

Theo dõi tiến độ giải quyết hồ sơ: Sau khi nộp hồ sơ, bạn cần theo dõi tiến độ giải quyết hồ sơ qua hệ thống trực tuyến hoặc liên hệ trực tiếp với Sở Xây dựng. Nếu có bất kỳ thông tin nào cần bổ sung, bạn cần cung cấp đầy đủ và kịp thời theo yêu cầu của cơ quan nhà nước.

Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:

Phí thẩm định hồ sơ xin cấp phép xây dựng nhà xưởng được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Thời gian giải quyết hồ sơ xin cấp phép xây dựng nhà xưởng tối đa là 30 ngày làm việc.

Bạn có quyền khiếu nại nếu hồ sơ bị trả lại hoặc không được giải quyết đúng thời hạn.

7. Dịch vụ xin giấy phép xây dựng nhà xưởng

VINACON tự hào là đơn vị hàng đầu tư vấn và cấp giấy phép, đặc biệt là về giấy phép xây dựng nhà xưởng. Chúng tôi cam kết đảm bảo mọi vấn đề pháp lý và không nhận dự án nếu không chắc chắn. Dịch vụ của chúng tôi bao gồm:

  • Báo giá trọn gói, không phát sinh chi phí.
  • Hỗ trợ toàn diện từ tư vấn đến ký hồ sơ.
  • Tiết kiệm thời gian và công sức cho khách hàng.

Chúng tôi có kinh nghiệm và đội ngũ chuyên viên được đào tạo, đảm bảo cung cấp thông tin và dịch vụ nhanh chóng và đáng tin cậy nhất.

8. Tổng hợp các mẫu đơn xin cấp phép xây dựng nhà xưởng mới nhất

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG
(Ban hành kèm theo Phụ lục số 1 Thông tư số 15/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG
(Sử dụng cho công trình: Không theo tuyến/Theo tuyến trong đô thị/ Tượng đài, tranh hoành tráng/Quảng cáo/Nhà ở riêng lẻ/ ửa chữa, cải tạo/ Theo giai đoạn cho công trình không theo tuyến/Theo giai đoạn cho công trình theo tuyến trong đô thị/Dự án/Di dời công trình)

Kính gửi: ……………………………………………………..

 

  1. Thông tin về chủ đầu tư

– Tên chủ đầu tư (tên chủ hộ): ………………………………………………………………

– Người đại diện: ………………………………Chức vụ (nếu có): ……………………………

– Địa chỉ liên hệ: ………………………………………………………………………………….

– Số nhà: …………….. Đường/phố ………………..Phường/xã ………………………………..

– Quận/huyện ……………………………….Tỉnh/thành phố: …………………………………..

– Số điện thoại: …………………………………………………………………………………….
2. Thông tin công trình:

– Địa điểm xây dựng: …………………………………………………………………….

– Lô đất số:……………………………………Diện tích …………m2.

– Tại số nhà: …………….. Đường/phố ………………..

– Phường/xã ……………………………………Quận/huyện ……………………………….

– Tỉnh, thành phố: ………………………………………………………………………………
3. Nội dung đề nghị cấp phép:

3.1. Đối với công trình không theo tuyến:

– Loại công trình: ………………………………………….Cấp công trình: …………………..

– Diện tích xây dựng: ………m2.

– Cốt xây dựng: …….m

– Tổng diện tích sàn:…… m2 (ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất,
tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum).

– Chiều cao công trình: …..m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum).

– Số tầng: (ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum)
3.2. Đối với công trình theo tuyến trong đô thị:

– Loại công trình: ………………………………………….Cấp công trình: …………………..

– Tổng chiều dài công trình:……m (ghi rõ chiều dài qua từng khu vực đặc thù, qua
từng địa giới hành chính x , phường, quận, huyện, tỉnh, thành phố).

– Cốt của công trình: ……..m (ghi rõ cốt qua từng khu vực)

– Chiều cao tĩnh không của tuyến: …..m (ghi rõ chiều cao qua các khu vực).

– Độ sâu công trình: ………….m (ghi rõ độ sâu qua từng khu vực)
3.3. Đối với công trình tượng đài, tranh hoành tráng:

– Loại công trình: ………………………………………….Cấp công trình: …………………..

– Diện tích xây dựng: ………m2. 110 – Cốt xây dựng:………..m

– Chiều cao công trình: …..m
3.4. Đối với công trình quảng cáo:

– Loại công trình: ………………………………………….Cấp công trình: …………………..

– Diện tích xây dựng: ………m2. – Cốt xây dựng:………..m – Chiều cao công trình: …..m – Nội dung quảng cáo:……………………..
3.5. Đối với công trình nhà ở riêng lẻ:

– Cấp công trình: …………………..

– Diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt): ………m2. – Tổng diện tích sàn:……….. m2 (trong đó ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum).

– Chiều cao công trình: …..m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum).

– Số tầng: (trong đó ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum)
3.6. Đối với trường hợp cải tạo, sửa chữa:

– Loại công trình: ………………………………………….Cấp công trình: …………………..

– Diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt):: ………m2. – Tổng diện tích sàn:……….. m(ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất,
tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum). – Chiều cao công trình: …..m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt
đất, tầng lửng, tum).

– Số tầng: (ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum)
3.7. Đối với trường hợp cấp theo giai đoạn cho công trình không theo tuyến: – Giai đoạn 1:
+ Loại công trình: ………………………………………….Cấp công trình: …………………..
+ Diện tích xây dựng: ………m2.
+ Cốt xây dựng:………..m + Chiều sâu công trình:……..m (tính từ cốt xây dựng) – Giai đoạn 2:
+ Tổng diện tích sàn:……….. m2 (ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt
đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum).
+ Chiều cao công trình: …..m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt
đất, tầng lửng, tum).
+ Số tầng:……(ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum)
3.8. Đối với trường hợp cấp theo giai đoạn cho công trình theo tuyến trong đô thị:

– Loại công trình: ………………………………………….Cấp công trình: …………………..

– Tổng chiều dài công trình theo giai đoạn:….. m (ghi rõ chiều dài qua từng khu
vực đặc thù, qua từng địa giới hành chính x , phường, quận, huyện, tỉnh, thành phố).

– Cốt của công trình: ……..m (qua các khu vực theo từng giai đoạn)

– Chiều cao tĩnh không của tuyến: …..m (ghi rõ chiều cao qua các khu vực theo từng giai đoạn).

– Độ sâu công trình: ………..m (ghi rõ độ sâu qua các khu vực theo từng giai đoạn)
3.9. Đối với trường hợp cấp cho Dự án:

– Tên dự án:………………………………………………..
+ Đã được: …………..phê duyệt, theo Quyết định số: …………… ngày…………

– Gồm: (n) công trình
Trong đó: + Công trình số (1-n)(tên công trình)
* Loại công trình: ………………………………Cấp công trình: …………………..
* Các thông tin chủ yếu của công trình: ………………. ……………….
3.10. Đối với trường hợp di dời công trình:

– Công trình cần di dời: – Loại công trình: ………………………………………….Cấp công trình: ………………….. – Diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt): ………………………m2.

– Tổng diện tích sàn: ………………………………………………………………………………m2.

– Chiều cao công trình: …………………………………………………………………………..m.

– Địa điểm công trình di dời đến: ……………………………………………….

– Lô đất số:………………………………………..Diện tích …………………………………… m2.

– Tại: ………………………………………………… Đường: …………………………………………

– Phường (xã) ……………………………………Quận (huyện) ……………………………….

– Tỉnh, thành phố: ……………………………………………………………………………………..

– Số tầng: ……………………………………………………………………………………………………
4. Đơn vị hoặc ngƣời chủ nhiệm thiết kế: …………………………………………….

– Tên đơn vị thiết kế: ……………………………………………

– Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng (nếu có): Số …………. Cấp ngày ………… – Tên chủ nhiệm thiết kế: …………………………………………… – Chứng chỉ hành nghề cá nhân số: ……………do ……. Cấp ngày: …………………

– Địa chỉ: ………………………………………………………………………………… – Điện thoại: ………………………………………..

– Giấy phép hành nghề số (nếu có): ………………………..cấp ngày …………………
5. Dự kiến thời gian hoàn thành công trình: …………………. tháng.
6. Cam kết: Tôi xin cam đoan làm theo đúng giấy phép được cấp, nếu sai tôi xin hoàn
toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Gửi kèm theo Đơn này các tài liệu: 1 – 2 – ……… ngày ……… tháng ……… năm …….

Người làm đơn/Đại diện chủ đầu tư

Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu có)

9. Câu hỏi thường gặp

Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng nhà xưởng?

Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng nhà xưởng theo tuyến hoặc không theo tuyến là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ thực hiện phân cấp, ủy quyền cho những cơ quan sau cấp giấy phép xây dựng nhà xưởng thuộc chức năng và phạm vi quản lý của cơ quan này là Sở Xây dựng; Ban quản lý khu công nghiệp; Khu chế xuất; Khu công nghệ cao; Khu kinh tế; Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Thời gian nhận được giấy cấp phép xây dựng là bao lâu?

Thời gian cấp phép xây dựng nhà xưởng sẽ từ 20 – 30 ngày với các công trình xây dựng công nghiệp (nhà xưởng).

Hy vọng qua bài viết, VINACON đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Quy trình, thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà xưởng. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với VINACON nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.

10. Đơn vị tư vấn, thiết kế, thi công nhà xưởng hàng đầu

Hồ sơ, thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà xưởng cần phải chuẩn bị thật chi tiết, cụ thể để cho công trình được phê duyệt, đi vào xây dựng. Điều này phải được thực hiện bởi đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín và có kinh nghiệm cao, giúp việc hoàn tất thủ tục nhanh chóng hơn.

VINACON hiện đang là đơn vị tư vấn, thiết kế và thi công nhà xưởng hàng đầu hiện nay. Không chỉ vậy, khi hợp tác với VINACON, chủ đầu tư sẽ được tư vấn và giải quyết các thủ tục một cách chính xác và nhanh nhất.

Đơn vị chuyên thiết kế, thi công công trình nhà xưởng nhà máy VINACON gồm các dịch vụ nổi bật, ưu điểm là:

  • Có kinh nghiệm thiết kế, thi công rất nhiều công trình lớn nhỏ, trong và ngoài nước suốt nhiều năm qua.
  • Đội ngũ kỹ thuật, đội ngũ nhân viên xây dựng, tổ tư vấn có năng lực và trách nhiệm, kinh nghiệm dày dặn
  • Luôn hỗ trợ khách hàng nắm bắt được mọi thông tin cần thiết
  • Thiết kế bản vẽ xây dựng chuyên nghiệp, đem đến những công trình chất lượng

Có VINACON hỗ trợ, đồng hành cùng quý khách hàng, hãy an tâm để chúng tôi giúp bạn tạo nên những công trình ổn định, chất lượng và đúng tiêu chuẩn nhất.

CÁC bài viết liên quan

Gọi Ngay: 0904873388