Báo giá thẩm tra thiết kế
Tư vấn thẩm tra thiết kế là công việc kiểm tra hồ sơ thiết kế của một đơn vị tư vấn độc lập khác nhằm bảo đảm rằng hồ sơ thiết kế tuân thủ đúng các yêu cầu về mặt kỹ thuật so với các quy chuẩn, tiêu chuẩn và quy định hiện hành.
Các nhân sự thẩm tra thiết kế phải có chứng chỉ hành nghề đúng chuyên ngành, có trình độ chuyên môn cao và rất kinh nghiệm trong thiết kế các công trình tương tự trước đây.
1. Lợi ích khi tiến hành thẩm tra thiết kế của 1 dự án:
– Công tác thẩm tra thiết kế công trình xây dựng nếu được tuân thủ và thực hiện tốt sẽ mang lại rất nhiều lợi ích quan trọng và to lớn đối với công tác quản lý dự án xây dựng.
– Góp phần đảm bảo chất lượng của đồ án thiết kế xây dựng công trình, giám sát và đưa ra các giải pháp hiệu quả để khắc phục những sai sót còn tồn tại của quá trình tư vấn thiết kế thi công xây dựng.
– Tiết kiệm tối đa chi phí đầu tư xây dựng và xây dựng đồ án thiết kế trở nên đáng tin cậy hơn
2. Nội dung công tác thẩm tra thiết kế:
Theo quy định của nghị đinh 12/2009/NĐ ngày 10/02/2009, việc thẩm tra thiết kế cần phải làm những việc sau đây:
- Kiểm tra sự phù hợp của thiết kế kỹ thuật với thiết kế cơ sở
- Kiểm tra sự phù hợp của các giải pháp kết cấu công trình
- Kiểm tra sự tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng
- Đánh giá mức độ an toàn của công trình
- Kiểm tra sự hợp lý của việc lựa chọn dây chuyền và thiết bị công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ
- Kiểm tra sự tuân thủ các quy định về môi trường, phòng cháy chữa cháy
Cơ sở thẩm tra thiết kế
– Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của QH khoá XIII, kỳ họp thứ 7
– Nghị định 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý chất lượng công trình xây dựng
– Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/07/2013 của Bộ Xây Dựng về việc qui định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý chất lượng công trình xây dựng
– Thông tư số 13/2013/TT-BXD ngày 15/08/2013 của Bộ Xây Dựng về việc Qui định thẩm tra, thẩm duyệt và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình
– Theo quy định tại Luật xây dựng số 50/2014/QH13 (Điều 82):
“1. Đối với công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước được quy định như sau:
a) Cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp chủ trì thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng trong trường hợp thiết kế ba bước; thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng trong trường hợp thiết kế hai bước;
b) Người quyết định đầu tư phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng trong trường hợp thiết kế ba bước; phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng trong trường hợp thiết kế hai bước. Chủ đầu tư phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công trong trường hợp thiết kế ba bước.
2. Đối với công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách được quy định như sau:
a) Cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp chủ trì thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng trong trường hợp thiết kế ba bước; thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng trong trường hợp thiết kế hai bước. Phần thiết kế công nghệ và nội dung khác (nếu có) do cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư thẩm định;
b) Người quyết định đầu tư phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng trong trường hợp thiết kế ba bước, chủ đầu tư phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công. Đối với trường hợp thiết kế hai bước, chủ đầu tư phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng công trình.
3. Đối với công trình xây dựng sử dụng vốn khác được quy định như sau:
a) Cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp chủ trì thẩm định thiết kế kỹ thuật trong trường hợp thiết kế ba bước, thiết kế bản vẽ thi công trong trường hợp thiết kế hai bước đối với công trình xây dựng cấp đặc biệt, cấp I, công trình công cộng, công trình xây dựng có ảnh hưởng lớn đến cảnh quan, môi trường và an toàn của cộng đồng. Phần thiết kế công nghệ (nếu có), dự toán xây dựng do cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư thẩm định;
b) Cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư thẩm định thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng đối với các công trình xây dựng còn lại;
c) Người quyết định đầu tư, chủ đầu tư phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng.
4. Cơ quan chuyên môn về xây dựng, người quyết định đầu tư được mời tổ chức, cá nhân có chuyên môn, kinh nghiệm tham gia thẩm định thiết kế xây dựng hoặc yêu cầu chủ đầu tư lựa chọn tổ chức, cá nhân tư vấn đủ điều kiện năng lực hoạt động, năng lực hành nghề đã được đăng ký trên trang thông tin điện tử về năng lực hoạt động xây dựng để thẩm tra thiết kế, dự toán xây dựng làm cơ sở cho việc thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng (xem hình dưới). Chi phí thẩm tra, phí thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng được tính trong tổng mức đầu tư của dự án.
5. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật có trách nhiệm thẩm định về môi trường, phòng, chống cháy, nổ và nội dung khác theo quy định của pháp luật khi thẩm định thiết kế xây dựng.
6. Cơ quan, tổ chức, cá nhân thẩm tra, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thẩm tra, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng do mình thực hiện.”
+ Tư vấn thẩm tra hồ sơ thiết kế kỹ thuật
+ Thẩm tra thiết kế kỹ thuật là thẩm tra thiết kế kiến trúc, thẩm tra thiết kế kết cấu, thẩm tra thiết kế cơ điện, thẩm tra thiết kế hạ tầng.
Việc đầu tiên của thẩm tra thiết kế kỹ thuật là kiểm tra, đối chiếu hồ sơ thiết kế kỹ thuật so với hồ sơ thiết kế cơ sở và giấy phép xây dựng đã được cấp. Hồ sơ thiết kế kỹ thuật không được vượt các chỉ tiêu, ranh giới mà giấy phép xây dựng quy định. Đối với các yêu cầu bổ sung, thay đổi trong giấy phép PCCC, hồ sơ thiết kế kỹ thuật phải điều chỉnh cho phù hợp.
Phần quan trọng nhất của việc thẩm tra thiết kế kỹ thuật là thẩm tra thiết kế kết cấu, phần thiết kế ảnh hưởng rất nhiều tính an toàn và kinh tế của công trình. Vì hồ sơ xin phép xây dựng của giai đoạn thiết kế, cơ quan quản lý nhà nước chỉ quan tâm nhiều đến các chỉ tiêu kiến trúc (Sở quy hoạch kiến trúc và sở xây dựng) và cơ điện (Sở cảnh sát PCCC), nên hồ sơ thiết kế kết cấu đến giai đoạn thiết kế kỹ thuật mới được đơn vị tư vấn độc lập thẩm tra.
Theo quy định hiện hành thì các công trình có diện tích sàn xây dựng lớn hơn 250m2 cũng phải nộp kèm hồ sơ thiết kế kỹ thuật kết cấu được thẩm tra kết cấu cho cơ quan quản lý nhà nước thẩm định (Bộ/ Sở xây dựng hoặc phòng quản lý đô thị quận huyện) trước khi được cấp phép thi công xây dựng.
Phần lớn các đơn vị thẩm tra thiết kế quan tâm đến vấn đề an toàn, nghĩa là nếu hồ sơ thiết kế có dư thiên về an toàn thì đơn vị thẩm tra có xu hướng đồng tình phê duyệt. Tuy nhiên, nếu chủ đầu tư yêu cầu về thẩm tra tính hiệu quả kinh tế hay thiết kế tối ưu thì Song Nam cũng sẽ làm rõ với thiết kế về chọn hệ số an toàn phù hợp cũng như phương án thiết kế tối ưu của từng bộ môn.
+ Tư vấn thẩm tra dự toán thi công
Thẩm tra dự toán thi công do đơn vị thiết kế lập dự trên hồ sơ thiết kế với mục đích kiểm tra khối lượng công việc thi công, kiểm tra đơn giá, định mức và hệ số theo các quy định về bóc tách dự toán hiện hành đối với các công trình có vốn nhà nước. Các công trình vốn tư nhân, không bắc buộc thực hiện công tác này.
Thẩm tra dự toán thi công Caravelle Hotel
Người lập và thẩm tra dự toán đều phải có chứng chỉ hành nghề kỹ sư định giá xây dựng. Đối với công trình có vốn nhà nước thì trách nhiệm của công tác lập và thẩm tra dự toán xây dựng là rất lớn trong việc ghi vốn ngân sách, cấp vốn đầu tư xây dựng, duyệt giá gói thầu và quyết toán xây dựng công trình. Việc lập và thẩm tra dự toán không chính xác dẫn đến phải điều chỉnh (tăng) vốn cho dự án luôn là vấn đề lớn ảnh hưởng đến tiến độ triển khai cũng như gây ra nhiều bức xúc xã hội.
3. Nội dung công tác thẩm tra thiết kế:
a. Chi phí thẩm tra thiết kế xây dựng xác định theo định mức tỷ lệ phần trăm (%) (ban hành tại bảng số 2.16 của Phụ lục số 2 kèm theo Thông tư 12/2021/TT-BXD). Nhân với chi phí xây dựng (chưa có thuế giá trị gia tăng) của công trình trong tổng mức đầu tư. Trường hợp công việc thiết kế thực hiện theo gói thầu thì chi phí thẩm tra thiết kế xác định theo định mức tỷ lệ phần trăm (%)
Lưu ý áp dụng chi phí thẩm tra thiết kế xây dựng thông tư 12/2021/TT-BXD:
– Chi phí thẩm tra thiết kế của công trình có sử dụng thiết kế điển hình, thiết kế mẫu do cơ quan có thẩm quyền ban hành; điều chỉnh với hệ số k = 0,36 đối với công trình thứ hai trở đi.
– Đối với công trình có yêu cầu thiết kế 3 bước nếu có yêu cầu thẩm tra cả thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công thì chi phí thẩm tra thiết kế kỹ thuật xác định theo định mức công bố tại bảng số 2.16, chi phí thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công xác định bằng 40% chi phí thẩm tra thiết kế kỹ thuật.
– Chi phí thẩm tra thiết kế công trình san nền tính bằng 40% chi phí thẩm tra thiết kế công trình giao thông.
– Chi phí thẩm tra thiết kế xác định theo định mức nhưng tối thiểu (chưa gồm thuế GTGT) không nhỏ hơn 2.000.000 đồng
b. Đối với các dự án được dự kiến triển khai thực hiện theo các gói thầu; để dự trù kinh phí thẩm tra thiết kế xây dựng khi xác định tổng mức đầu tư; chi phí thẩm tra thiết kế được xác định theo định mức tỷ lệ phần trăm (%). Tương ứng với quy mô chi phí xây dựng của từng gói thầu dự kiến phân chia.
ĐIỀU KIỆN NĂNG LỰC CỦA TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN THAM GIA THẨM TRA THIẾT KẾ, THẨM TRA DỰ TOÁN:
– Tổ chức có đăng ký ngành nghề Thiết kế xây dựng trong trong giấy đăng ký kinh doanh và phải có chứng chỉ năng lực hoạt động thiết kế xây dựng phù hợp với cấp công trình tham gia.
– Cá nhân phải có chứng chỉ hành nghề thiết kế công trình xây dựng phù hợp với cấp và loại công trình tham gia.
NHỮNG CÔNG TRÌNH NÀO CẦN ĐƯỢC THẨM TRA:
– Thiết kế xây dựng phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định của Luật xây dựng 2014, trừ trường hợp quy định tại khoản 7 điều 79 của bộ luật này:
“Hộ gia đình được tự thiết kế nhà ở riêng lẻ có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250 m2 hoặc dưới 3 tầng hoặc có chiều cao dưới 12 mét, phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng thiết kế, tác động của công trình xây dựng đến môi trường và an toàn của các công trình lân cận”
Một số dự án Vinacon đã thực hiện công tác thẩm tra thiết kế dự toán:
– Nhà máy nước mắm Lê Gia: Vinacon đã thực hiện công tác thẩm tra dự toán công trình nhà máy sản xuất nước nắm do Công ty TNHH Lê Gia làm chủ đầu tư.
– Nhà máy điện tử MyungBoo Vina: do Công ty TNHH Myungboo Vina làm chủ đầu tư
– Cao ốc văn phòng Phổ Quang: Cao ốc phức hợp, văn phòng Phổ Quang tọa lạc tại 51-53 Phổ Quang, Q. Tân Bình, TPHCM do Công ty Quà Việt & Nam Sơn làm chủ đầu tư.
– Caravelle Hotel: Tọa lạc tại 19-23 Công Trường Lam Sơn, Quận 1, TPHCM do Khách Sạn Caravelle làm chủ đầu tư.
– Chung cư Aroma IJC ( 4 block 20 tầng + 1 block 3 tầng): Đây là dự án cao tầng nhất tại thành phố mới Bình Dương với 4 khối căn hộ thông minh dành cho chuyên gia và khối thương mại 3 tầng kết nối các khối nhà.
– Lakeview Villa: Nổi bật giữa lòng thành phố Mới Bình Dương, khu biệt thự cao cấp Lakeview là nơi hội tụ tất cả những tiện ích bậc nhất, kết hợp với giải pháp ngôi nhà thông minh góp tạo nên một chuẩn mực sống mới. Lakeview Villa với quy mô 10 ha do Công Ty Cổ Phần Phát Triển Đô Thị (Becamex UDJ) làm chủ đầu tư.
– Đại Học Mỹ Thuật TPHCM: Song Nam đã thực hiện công tác thẩm tra dự toán công trình Trường Đại Học Mỹ Thuật TPHCM. Địa chỉ: Số 5, Phan Đăng Lưu, Q. Bình Thạnh, TPHCM.
– Vinafood II (13 tầng + 2 hầm): Văn phòng Vinafood II được xây dựng tại 333 Trần Hưng Đạo, Quận 1, TPHCM do Tổng Công Ty Lương Thực Miền Nam làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư 97 tỷ đồng.
– Đại Học Văn Hóa TPHCM: Song Nam đã thực hiện công tác thẩm tra thiết kế dự toán công trình Trường Đại Học Văn Hóa TPHCM. Địa chỉ: 51 Quốc Hương, Thảo Điền, Q. 2, TPHCM.