Bình Thuận khởi công khu công nghiệp Sơn Mỹ hơn 1.000 ha

Khu công nghiệp Sơn Mỹ 1 quy mô 1.070 ha, tổng vốn hơn 2.300 tỷ đồng, lớn nhất tỉnh Bình Thuận, dự kiến hoàn thành năm 2025, khởi công chiều 30/8.

Lễ khởi công dự án tại xã Sơn Mỹ, huyện Hàm Tân có sự tham dự của Thủ tướng Phạm Minh Chính. Khu công nghiệp cách Phan Thiết 90 km về phía nam, có vị trí chiến lược, kết nối trực tiếp các tuyến đường huyết mạch, như quốc lộ 1A, 55, cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các đại biểu xem mô hình khu công nghiệp Sơn Mỹ 1 trong lễ khởi công, chiều 30/8. Ảnh: Việt Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các đại biểu xem mô hình khu công nghiệp Sơn Mỹ 1 tại buổi lễ khởi công, chiều 30/8. Ảnh: Việt Quốc

 

Với định hướng trọng tâm phát triển lĩnh vực năng lượng, dự án dành hơn 430 ha đất xây dựng các nhà máy, xí nghiệp; trong đó nổi bật là hai nhà máy điện khí Sơn Mỹ 1, 2 có tổng công suất 4.500 MW; cùng kho cảng khí LNG khoảng 100 ha gắn với cảng tổng hợp Sơn Mỹ.


Phối cảnh KCN Sơn Mỹ 1. (Nguồn: Báo Bình Thuận)

Ngoài ra, dự án còn có phân khu chuyên sản xuất các trang thiết bị phụ trợ phục vụ cho việc phát triển các ngành công nghiệp năng lượng xanh (điện gió, điện mặt trời) và nhiều hạng mục khác.

Ông Lê Tuấn Phong, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận, nhận định dự án Sơn Mỹ 1 góp phần khai thác tiềm năng lợi thế của tỉnh; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp xây dựng, tạo động lực phát triển khu vực phía Nam, thêm nhiều việc làm cho người dân.

Thủ tướng ghi nhận nỗ lực của chính quyền địa phương và nhà đầu tư đã quyết tâm cao để có thể khởi công dự án quy mô lớn. Tuy nhiên, ông cho rằng dự án chỉ mới hình thành trên ý tưởng, chưa có gì rõ nét. “Sợ nhất là khởi công mà sau đó lại không làm được”, Thủ tướng nói và đề nghị khu công nghiệp ưu tiên thu hút đầu tư công nghiệp xanh, năng lượng tái tạo và công nghiệp chế biến, chế tạo.

Trong chiều 30/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính đến kiểm tra tiến độ xây dựng Cảng hàng không Phan Thiết cách Khu công nghiệp Sơn Mỹ 1 khoảng 100 km. Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng xây dựng sân bay và đài dẫn đến nay cơ bản hoàn thành. Các nhà thầu do quân đội triển khai đang khẩn trương san lấp mặt bằng, thi công đường băng, đường lăn của hạng mục quân sự.

Hạng mục quân sự Sân bay Phan Thiết đang được triển khai thi công, ngày 30/8. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hạng mục quân sự Sân bay Phan Thiết đang được triển khai thi công, ngày 30/8. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đối với các vướng mắc, Thủ tướng yêu cầu tỉnh Bình Thuận di dời sớm các công trình điện, hạ tầng để có mặt bằng; rà soát lại, giải quyết vấn đề liên quan tới các mỏ vật liệu xây dựng, bảo đảm vật liệu cho dự án.

Thủ tướng cũng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tỉnh Bình Thuận rà soát lại mức đầu tư của hạng mục nhà ga hành khách (dân dụng), đánh giá năng lực của nhà đầu tư BOT. Nếu không đáp ứng yêu cầu, các bên phải tiến hành đấu thầu công khai để lựa chọn nhà đầu tư khác tốt hơn.

Tại lễ kỷ niệm 30 năm tái lập tỉnh Bình Thuận, tối cùng ngày, Thủ tướng tái khẳng định sân bay Phan Thiết cùng với đường cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết khi hoàn thành sẽ giúp địa phương này hoàn thiện hệ thống giao thông chiến lược, thu hút các nhà đầu tư.

Thủ tướng cho biết sau 30 năm tái lập, nhờ biết phát huy lợi thế “biển xanh, cát trắng, nắng vàng”, từ một tỉnh khó khăn, Bình Thuận đã từng bước đi đúng hướng khi xác định được 3 trụ cột phát triển gồm: du lịch, năng lượng tái tạo và nông nghiệp công nghệ cao…

CÁC bài viết liên quan

Gọi Ngay: 0904873388