Quy hoạch Rừng ngập mặn chống biến đổi khí hậu thành phố Nha Trang
Từ năm 1995 đến nay ở Khánh Hòa, từ chỗ có 3.000ha rừng ngập mặn những năm 1980, giờ chỉ còn khoảng 100ha. Rừng ngập mặn ở Khánh Hòa đang bị suy giảm nghiêm trọng cả về diện tích và chất lượng bởi các hoạt động mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản, xây dựng công trình, khai thác khoáng sản, khai thác trái phép để lấy gỗ, củi…
– Hiện các đai rừng ngập mặn phòng hộ ven biển của tỉnh nói chung và thành phố nha trang nói riêng chưa đáp ứng được nhu cầu phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường…Mặt khác, tình trạng phá rừng ngập mặn canh tác nuôi trồng thủy sản, khai thác lâm sản và sử dụng đất vào mục đích khác có xu hướng ngày càng tăng đang làm suy giảm diện tích và chất lượng rừng ngập mặn;
– Những năm gần đây, do nhận thức được giá trị của rừng ngập mặn, người dân ở một số địa phương đã trồng và phục hồi một số diện tích rừng ngập mặn ở các vùng ven bờ, đầm. Tuy nhiên, do không có nguồn vốn đầu tư, thiếu các giải pháp kỹ thuật và chính sách quản lý bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn dẫn đến công tác trồng rừng ngập mặn có tỷ lệ thành rừng thấp, diện tích rừng ngập mặn phục hồi không đáng kể;
– UBND tỉnh Khánh Hòa đã và đang triển khai, huy động tối đa sự tham gia của nhân dân, cộng đồng địa phương, các ngành liên quan, xã hội hóa công tác bảo vệ, phục hồi, phát triển rừng ngập mặn và sử dụng bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn;
– Trồng, chăn sóc và bảo vệ rừng ngập mặn nhằm phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường gắn với phát triển kinh tế xã hội; Bảo vệ và phát triển hệ thống rừng ngập mặn chính là tạo ra dải đê thiên nhiên, ngăn chặn và bảo vệ rất hiệu quả trước sự dâng cao của nước biển cũng như tình hình biến đổi khí hậu đang diễn biến ngày càng nghiêm trọng;
– Trước nguy cơ ngày càng tăng những tác động tác động bất lợi của sự biến đổi khí hậu; Vì vậy, thành phố Nha Trang cần gấp rút đầu tư nhằm bảo vệ rừng ngập mặn đã có và phục hồi, trồng mới rừng ngập mặn là hết sức cần thiết;
Dự án trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng ngập mặn ứng phó với biến đổi khí hậu thành phố Nha Trang. Có tổng diện tích là 61,26 ha, bao gồm 03 khu vực, trong đó: khu vực Đầm Bấy 8,27; khu vực Bích đầm 3,00 ha; khu vực Trung tâm hành chính mới tỉnh Khánh Hòa 49,99 ha với 11 khu đất
BẢNG TỔNG HỢP DIỆN TÍCH TRỒNG RỪNG NGẬP MẶN
STT |
Dịa điểm đầu tư |
ĐVT |
Diện tích quy hoạch |
Diện tích trồng rừng |
|
Tổng diện tích |
|
61,26 |
61,26 |
I |
Khu vực Đầm Bấy |
ha |
8,27 |
8,27 |
II |
Khu vực Bích đầm |
ha |
3,00 |
3,00 |
II |
Khu vực Trung tân hành chính mới tỉnh Khánh Hòa |
ha |
49,99 |
49,99 |
1 |
X40A |
ha |
7,87 |
7,87 |
2 |
X40B |
ha |
3,74 |
3,74 |
3 |
X41 |
ha |
2,63 |
2,63 |
4 |
X42A |
ha |
1,24 |
1,24 |
5 |
X42B |
ha |
1,24 |
1,24 |
6 |
X43A |
ha |
1,97 |
1,97 |
7 |
X43B |
ha |
3,94 |
3,94 |
8 |
X44 |
ha |
8,69 |
8,69 |
9 |
X56 |
ha |
2,83 |
2,83 |
10 |
X57 |
ha |
4,68 |
4,68 |
11 |
X58 |
ha |
11,16 |
11,16 |
Mục tiêu dự án
– Bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn ven biển ứng phó với biến đổi khi hậu thành phố Nha Trang với quy mô và chất lượng đảm bảo phòng chống thiên tai cho hệ thống đê biển, cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội, bảo vệ môi trường, góp phần ổn định phát triển bền vững kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng vùng ven biển;
– Xây dựng các mô hình phục hồi, phát triển, bảo vệ và khai thác bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn nhằm phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường gắn với phát triển kinh tế xã hội; Phát triển hệ thống rừng ngập mặn tạo ra dải đê thiên nhiên, ngăn chặn và bảo vệ hiệu quả miền duyên hải, trước sự dâng cao của nước biển, ngày càng nghiêm trọng.
– Cụ thể hóa quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa và quy hoạch chung đến năm 2020