77 Mẫu Bản Vẽ Nhà Xưởng Khung Thép Tiền Chế full link tải

Mỗi nhà xưởng để xây dựng đều cần phải có bản vẽ kỹ thuật chi tiết. Hôm nay, VINACON sẽ giới thiệu đến bạn 15+ mẫu bản vẽ nhà xưởng tiền chế đẹp, được ưa chuộng thi công nhiều nhất ngay trong bài viết dưới đây. Hãy theo dõi, tham khảo và lựa chọn được bản vẽ phù hợp với công trình của bạn nhất nhé. Đừng quên lựa chọn chúng tôi là nhà thầu thi công nhà xưởng để sở hữu công trình chất lượng với giá tốt nhất.

77 Mẫu bản vẽ nhà xưởng khung thép tiền chế đẹp

VINACON đã tổng hợp lại những mẫu bản vẽ nhà xưởng tiền chế đẹp ngay dưới đây để bạn tham khảo:

1. Bản vẽ thiết kế nhà kho tiền chế cấp 4

Nhà kho tiền chế cấp 4 là loại nhà xưởng nhỏ, phù hợp với hầu hết các doanh nghiệp hoạt động nhỏ lẻ hoặc các doanh nghiệp lớn muốn làm nhà kho tập kết từng khu vực.

Đây là kiểu công trình được thiết kế đơn giản, cho phép thay đổi quy mô và kết cấu nếu có nhu cầu. Không gian xây dựng sẽ không cần quá nhiều. Khi xây loại này sẽ giúp tiết kiệm kinh phí hiệu quả và thời gian thi công nhanh. Tham khảo mẫu bản vẽ ngay dưới đây:

2. Bản vẽ nhà kho, nhà xưởng tiền chế 10m

Bản vẽ nhà xưởng tiền chế 10m sẽ có khẩu độ ngang 10m và chiều dài là 20m, thiết kế cao độ là 7m50. Sử dụng các vật liệu thường dùng trong thi công lắp đặt nhà thép tiền chế như khung thép, vách panel, mái tôn,…

Tham khảo mẫu bản vẽ ngay dưới đây:

Mẫu thiết kế nhà xưởng tiền chế nhỏ 10m

3. Bản vẽ nhà xưởng tiền chế 12m

Nhà xưởng 12m là kiểu nhà xưởng nhỏ thường là công trình phụ, được xây dựng trong khu nhà xưởng lớn. Loại nhà xưởng này phù hợp để làm nhà kho hoặc nơi để xe. Chiều cao xưởng phù hợp sẽ từ 4-7m, nhịp lớn là 12m.

Khi thiết kế sẽ ưu tiên sử dụng các cấu kiện thép có tính linh hoạt cao, có thể mở rộng không gian khi có nhu cầu. Loại mái lắp đặt sẽ là mái dốc hoặc mái vòm để đảm bảo khả năng thoát nước tốt nhất. Tham khảo mẫu bản vẽ ngay dưới đây:

4. Bản vẽ nhà xưởng tiền chế 15m

Nhà xưởng tiền chế 15m cũng là kiểu nhà xưởng nhỏ, được thiết kế đơn giản để tận dụng tối đa diện tích xây dựng vào sử dụng. Kiểu nhà xưởng này phù hợp cho những đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ hoặc làm nhà kho, công trình phụ trong khu công nghiệp. Tham khảo mẫu bản vẽ ngay dưới đây:

Bản vẽ thiết kế nhà xưởng tiền chế 15m

5. Bản vẽ nhà xưởng khung thép tiền chế 20m

Nhà xưởng thép tiền chế 20m cũng là kiểu nhà xưởng có quy mô nhỏ, thường được các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất nhỏ hoặc dùng làm nhà kho. Khi thiết kế nhà xưởng sẽ hướng đến kiểu đơn giản, dễ xây dựng. Tham khảo mẫu bản vẽ ngay dưới đây:

Thiết kế nhà xưởng quy mô 20m

5. Bản vẽ nhà xưởng khung thép tiền chế 25m

Nhà xưởng thép tiền chế 25m2 cũng là kiểu nhà xưởng có quy mô nhỏ, thường được các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất nhỏ hoặc dùng làm nhà kho. Khi thiết kế nhà xưởng sẽ hướng đến kiểu đơn giản, dễ xây dựng. Tham khảo mẫu bản vẽ ngay dưới đây:

Thiết kế nhà xưởng quy mô 25m

6. Bản vẽ nhà xưởng tiền chế 30m

Thiết kế nhà xưởng tiền chế 30m sẽ phù hợp với những công ty, doanh nghiệp kinh doanh vừa và nhỏ. Trong thiết kế sẽ tối ưu xây dựng kiểu đơn giản để có thể tạo không gian tốt và tiết kiệm thời gian, kinh phí thi công. Bản vẽ dưới đây sẽ phù hợp với nhà xưởng thực phẩm hoặc xưởng sản xuất giấy. Tham khảo mẫu bản vẽ ngay dưới đây:

Thiết kế nhà xưởng tiền chế quy mô 30m

7. Bản vẽ nhà xưởng tiền chế 200m2

Bản vẽ nhà xưởng 200m2 thi công bằng lắp đặt khung thép tiền chế sẽ thích hợp cho các doanh nghiệp kinh doanh vừa và nhỏ. Trong bản vẽ sẽ thể hiện được toàn bộ thiết kế kiến trúc công trình. Chi phí để xây dựng kiểu nhà xưởng này sẽ giao động từ 1.700.000 VNĐ đến 2.500.000 VNĐ/m2. Tham khảo mẫu bản vẽ ngay dưới đây:

Thiết kế mặt bằng móng và giằng móng nhà xưởng khung thép tiền chế quy mô 200m

8. Bản vẽ nhà xưởng thép tiền chế 300m2

Nhà xưởng 300 m sẽ là kiểu nhà xưởng có quy mô vừa. Khi thiết kế bản vẽ cần có thiết kế tổng quan và thiết kế chi tiết các công trình, bao gồm nhà xưởng chính và các công trình phụ xung quanh.

Thông thường, kinh phí để thi công nhà xưởng tiền chế diện tích 300m2 sẽ giao động trong khoảng từ 500.000.000 VNĐ đến 750.000.000 VNĐ. Nó sẽ phụ thuộc dựa trên yêu cầu của mỗi đơn vị chủ đầu tư. Tham khảo mẫu bản vẽ ngay dưới đây:

Thiết kế bản vẽ nhà thép tiền chế diện tích 300m2

9. Bản vẽ nhà xưởng khung thép 2000m2

Với kiểu nhà xưởng 2000m2 sẽ được xếp vào loại nhà xưởng lớn, có thể bao gồm các khu công trình nhà xưởng chính và phụ. Khi thiết kế sẽ cần có các bản vẽ chi tiết từng khu vực cụ thể và bản vẽ tổng quan công trình. Kiểu nhà xưởng này phù hợp với những doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh với quy mô lớn, có nguồn kinh phí đầu tư cao. Tham khảo mẫu bản vẽ ngay dưới đây:

Bản vẽ thiết kế nhà xưởng khung thép 2000m2

10. Bản vẽ nhà xưởng kiểu đơn giản

Bản vẽ nhà xưởng kiểu đơn giản sẽ được làm theo phong cách tối giản nhất để phù hợp với diện tích đất xây dựng nhỏ. Trong thiết kế sẽ ưu tiên sử dụng thép tiền chế, tấm panel để thực hiện thi công lắp đặt nhanh chóng và tiết kiệm kinh phí. Tham khảo mẫu bản vẽ ngay dưới đây:

Bản vẽ nhà xưởng khung thép đơn giản

11. Bản vẽ nhà xưởng tiền chế 2 tầng

Nhà xưởng tiền chế 2 tầng là kiểu nhà xưởng được xây dựng trên diện tích đất nhỏ nhưng vẫn giúp các doanh nghiệp có được một không gian tốt để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh. Kiểu nhà xưởng này rất phù hợp để làm nhà kho, xưởng sản xuất hàng hóa,… Tham khảo mẫu bản vẽ ngay dưới đây:

Bản vẽ nhà xưởng khung thép tiền chế 2 tầng

12. Bản vẽ nhà xưởng tiền chế làm kho nông sản

Nhà xưởng tiền chế kho nông sản khi thiết kế sẽ cần phải đảm bảo các yếu tố về cách nhiệt và vệ sinh an toàn thực phẩm. Với kiểu nhà xưởng này thì nên sử dụng các loại vật liệu có khả năng cách nhiệt, chống cháy tốt như tấm panel hay tấm cemboard,… Tham khảo mẫu bản vẽ ngay dưới đây:

Thiết kế nhà xưởng tiền chế làm kho nông sản

13. Bản vẽ nhà xưởng tiền chế có cầu trục

Nhà xưởng thép tiền chế có cầu trục sẽ được thi công thêm phần cầu trục hoạt động ở trên cao. Cầu trục này sẽ giúp quá trình vận chuyển hàng hóa, máy móc, vật liệu dễ dàng hơn.

Khi thiết kế nhà xưởng tiền chế có cầu trục thì yêu cầu cao về khả năng chịu lực của dầm để nhà xưởng hoạt động được tốt, đảm bảo tính an toàn. Tham khảo mẫu bản vẽ ngay dưới đây:

Bản vẽ nhà xưởng khung thép tiền chế có cầu trục

14. Bản vẽ xưởng may

Bản vẽ nhà xưởng may phải thể hiện rõ cách bố trí trong công trình để chia phân khu, bộ phận hoạt động. Một bản vẽ nhà xưởng may hoàn chỉnh sẽ cần có: bản vẽ kiến trúc, bản vẽ quy hoạch, bản vẽ kết cấu. Một bản vẽ thiết kế công trình tốt sẽ mang đến năng suất hoạt động cao cho nhà xưởng. Tham khảo mẫu bản vẽ ngay dưới đây:

Bản vẽ sơ đồ mặt bằng dây chuyền sản xuất xưởng may

15. Bản vẽ xưởng cơ khí

Bản vẽ nhà xưởng tiền chế cơ khí sẽ đóng vai trò rất quan trọng, giúp các doanh nghiệp có thể vận hành hoạt động sản xuất cho năng suất tốt nhất. Trong bản vẽ nhà xưởng cơ khí sẽ cần xác định được số lượng, chủng loại các thiết bị, máy móc sử dụng.

Những dụng cụ công nghệ cần thiết lắp đặt như: máy móc chế tạo phôi, máy móc gia công, nhiệt luyện, lắp ráp,… Từ đó tiến hành lên phân khu theo dây chuyền phù hợp nhất. Tham khảo mẫu bản vẽ ngay dưới đây:

Thiết kế nhà xưởng tiền chế cho hoạt động sản xuất, gia công cơ khí

Những lưu ý khi thiết kế nhà xưởng tiền chế

Khi lên thiết kế nhà xưởng tiền chế sẽ cần lưu ý đến một số vấn đề như sau:

  • Lên thiết kế dựa trên mục đích sử dụng nhà xưởng:

Tùy vào mục đích sử dụng mỗi nhà xưởng sẽ có những thiết kế riêng. Bởi lẽ cách quy trình vận hành, máy móc sử dụng của mỗi nhà xưởng sản xuất khi hoạt động sẽ khác nhau. Việc lên được thiết kế phù hợp sẽ giúp nâng cao hiệu suất hoạt động của nhà xưởng tốt nhất.

Ngoài ra, khi lên bản vẽ nhà xưởng tiền chế thì có thể tính toán tăng thêm tính ứng dụng cho công trình để có thể phục vụ cho các mục đích sử dụng khác khi có nhu cầu.

  • Chọn vật liệu xây dựng phù hợp:

Lựa chọn vật liệu xây dựng là một bước rất quan trọng khi lên thiết kế bản vẽ nhà xưởng thép tiền chế. Ngoài khung thép cố định thì sẽ cần các vật liệu khác để hoàn thiện công trình.

Mỗi công trình khi thiết kế phải thể hiện được loại vật liệu sử dụng

Khi lựa chọn, cần dựa trên những yêu cầu của nhà xưởng như: khả năng chống cháy, cách nhiệt, cách âm,… Mỗi nhà xưởng sẽ phục vụ cho mục đích sử dụng riêng nên nguyên liệu để xây dựng sẽ không đồng nhất.

  • Dự trù những vấn đề có thể phát sinh:

Khi lên thiết kế bản vẽ cần chú ý đến những vấn đề có thể phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình. Do đó, hãy đưa ra nhiều phương án dự trù để có thể giải quyết các vấn đề này nhanh chóng, tránh làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công.

Một số vấn đề cần chú ý như: làm móng, nền, thi công kết cấu khung thép, lắp đặt máy móc sản xuất,… Hoặc các vấn đề liên quan khác như: thiếu vốn, thiếu nguyên vật liệu sử dụng, ảnh hưởng thời tiết, tiến độ thi công chậm,…

  • Đảm bảo tính an toàn và tuân thủ quy định về môi trường:

Trong mỗi thiết kế cũng cần đảm bảo tính an toàn khi thi công xây dựng. Nên đưa ra những biện pháp thi công phù hợp nhằm tránh tối đa các thiệt hại về người và tài sản. Trong thiết kế công trình phải có các hệ thống hỗ trợ xử lý khi có sự cố xảy ra như: hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống thoát hiểm,…

Phải lên thiết kế các hệ thống an toàn, PCCC cho nhà xưởng tiền chế

Đồng thời thiết kế cần tuân thủ theo các quy định về môi trường theo Thông tư số 02/2018/TT-BXD. Công trình hoàn thành và đưa vào hoạt động không được gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, hệ thống sinh thái.

  • Chú ý hệ thống chiếu sáng, thông gió:

Mỗi công trình nhà xưởng đều cần đảm bảo hệ thống chiếu sáng, thông gió. Trong đó, hệ thống chiếu sáng tốt sẽ mang đến nguồn ánh sáng cần thiết để hoạt động sản xuất được diễn ra. Mỗi bản vẽ nhà xưởng sẽ có hệ thống chiếu sáng phù hợp riêng giúp mang đến hiệu quả tốt nhất cho công trình.

Tương tự như hệ thống chiếu sáng, hệ thống thông gió sẽ giúp đảm bảo không gian nhà xưởng thông thoáng, tạo ra môi trường làm việc tốt nhất. Cần tính toán hệ thống thông gió kỹ lưỡng, thể hiện chi tiết trong bản vẽ để thực hiện thi công.

Giải đáp một số câu hỏi của khách hàng

Dưới đây là một số câu hỏi về bản vẽ nhà xưởng tiền chế được chúng tôi tổng hợp lại và giải đáp để bạn tham khảo thêm:

1. Tại sao khi thi công nhà xưởng tiền chế cần có bản vẽ thiết kế?

Bản vẽ nhà xưởng luôn đóng một vai trò rất quan trọng khi muốn thi công xây dựng nhà xưởng. Thông qua bản vẽ thiết kế sẽ thể hiện rõ được kết cấu, công năng, tính thẩm mỹ nhà xưởng,… Dưới đây là những lý do khi thi công nhà xưởng buộc phải có bản vẽ:

  • Nắm được kết cấu, hình dáng nhà xưởng khi xây dựng:

Các bản vẽ thiết kế sẽ được thể hiện ở cả 2 dạng là 2D và 3D. Do đó, chỉ cần nhìn vào bản vẽ sẽ có thể hình dung được kết cấu công trình, những không gian nhà xưởng sẽ được tạo thành khi thi công. Đảm bảo được sự chuyên nghiệp trong quá trình xây dựng, các yếu tố về kỹ thuật và tính thẩm mỹ của công trình.

Lên bản vẽ sẽ giúp nắm được toàn bộ thông tin về công trình nhà xưởng khi xây dựng
  • Tiết kiệm thời gian:

Khi có bản vẽ thiết kế sẽ hỗ trợ quá trình thi công diễn ra dễ dàng hơn rất nhiều. Bởi lẽ bản vẽ sẽ thể hiện chi tiết trong từng bố cục, cấu trúc của công trình. Thông qua bản vẽ sẽ giúp xác định các bước thi công xây dựng để tạo nên một nhà xưởng giống như bản vẽ. Nhờ đó công trình sẽ được hoàn thành nhanh chóng và đảm bảo chất lượng.

  • Dự trù kinh phí chính xác:

Khi có bản vẽ thiết kế xây dựng chi tiết sẽ thể hiện rõ những nguyên liệu dùng để xây dựng, số lượng, vị trí lắp đặt,… Thông qua đó sẽ tính được các nguyên liệu cần chuẩn bị và lên được dự trù kinh phí phù hợp.

2. Làm thế nào để lên một thiết kế nhà xưởng công nghiệp hoàn chỉnh?

Để có thể tạo bản vẽ nhà xưởng khung thép tiền chế thì sẽ cần trải qua một quy trình như sau:

  • Tiếp nhận thông tin của khách hàng để nắm được những yêu cầu về nhà xưởng cần thi công.
  • Thực hiện khảo sát thực địa nhằm đưa ra được các giải pháp thi công phù hợp với vị trí xây dựng.
  • Tiến hành lên concept mặt bằng, lên phương án thiết kế xây dựng. Thường sẽ đưa ra một vài phương án để thiết kế khác nhau để chủ đầu tư lựa chọn phương án phù hợp.
  • Ký kết hợp đồng thiết kế với đối tác.
  • Thực hiện thiết kế cơ sở và tiến hành tạo bản vẽ kỹ thuật chi tiết.
  • Bàn giao lại bản thiết kế công trình, thực hiện bóc tách bản vẽ để đưa ra dự trù kinh phí xây dựng.
Thiết kế bản vẽ nhà xưởng tiền chế cần được thực hiện bởi người có chuyên môn

3. Bản vẽ nhà xưởng tiền chế cần đáp ứng những yêu cầu gì?

Một bản vẽ thiết kế nhà xưởng tiền chế tiêu chuẩn sẽ cần:

  • Lên thiết kế móng, mái phù hợp với đặc điểm địa hình nơi xây dựng công trình, quy mô sản xuất và mục đích sử dụng.
  • Thể hiện đầy đủ các tham số kỹ thuật của từng bộ phận. Nêu rõ các loại vật liệu, phụ kiện sử dụng khi xây dựng.
  • Biểu thị chi tiết các cấu kiện thép, quy cách lắp đặt, các quy chuẩn và tiêu chuẩn vận dụng.
  • Trong bản vẽ thiết kế sẽ cần có đầy đủ các phần như: Thuyết minh thiết kế, bản vẽ chi tiết, tài liệu khảo sát, chi tiết công trình, dự toán thi công,…

CÁC bài viết liên quan

  • Dịch vụ tư vấn giám sát công trình

    Để đảm bảo chất lượng tốt cho một công trình xây dựng, ngoài việc lựa chọn được một nhà thầu thiết kế giỏi, một nhà thầu thi công tốt thì bên cạnh đó, chúng ta...

  • Các mẫu giấy dán tường biệt thự hay dùng.

    Giấy dán tường là một dạng trang trí nội thất thông dụng hiện nay, chúng có hàng ngàn mẫu mã sang trọng và đẹp mắt cũng như phù hợp với nhiều phong cách. Dù bạn...

  • Kết cấu nhà xưởng

    Tìm hiểu kết cấu nhà công nghiệp là việc làm vô cùng quan trọng, nhất là đối với dạng khung thép tiền chế, bởi tất cả các bộ phận đều cần được tính toán kỹ...

  • Mẫu nhà cấp 4 8x19m

    Mặt tiền mẫu nhà cấp 4 8x19m được trang trí khá đơn giản với những những đường nét cơ bản. Mẫu nhà cấp 4 8x19m trang trí bằng những tuyến thẳng giúp cho ngôi nhà có cảm giác vững...

Gọi Ngay: 0904873388