Tham khảo 5 cách phân loại nhà xưởng mới nhất hiện nay

Nhà xưởng được định nghĩa là không gian có diện tích rộng, có sức chứa cũng như quy mô lớn hơn so với nhà ở, văn phòng làm việc thông thường.

Nhà xưởng công nghiệp là nơi tập trung nguồn nhân lực lớn, trong đó có chứa trang thiết bị máy móc, nguyên vật liệu, nhằm cung ứng cho quy trình sản xuất dây chuyền, bảo quan hoặc vận chuyển các loại hàng hóa sử dụng trong ngành công nghiệp.

Theo như nghiên cứu và tổng hợp, thì có nhiều cách phân loại nhà xưởng như phân theo chức năng, phân theo đặc điểm quy hoạch, phân theo số tầng thiết kế, phân theo kết cấu mái, phân theo vật liệu chịu lực. Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu dưới đây.

Phân loại nhà xưởng theo số tầng

Với thực trạng diện tích sử dụng ở các khu công nghiệp ngày càng thu hẹp, để tối ưu hóa công năng sử dụng, người ta thường thiết kế thêm tầng. Mỗi tầng thực hiện một quy trình sản xuất khác nhau, giúp tiết kiệm được nhiều chi phí cho vận chuyển, kho bãi, thuê xưởng ở nhiều nơi.

Trong xây dựng hiện đại, nhà sản xuất một tầng chiếm tỉ lệ đến 80% do chúng có những ưu điểm nhất định như : điều kiện để bố trí thiết bị, tổ chức dây chuyền tốt hơn, có thể trang bị các loại cẩu khác nhau, bất kì vị trí nào trong nhà cũng có thể bố trí các thiết bị sản xuất với bất kì trọng lượng nào vì máy móc được đặt trực tiếp trên nền đất, dễ thay đổi dây chuyền công nghệ.

Sử dụng nhà xưởng một tầng cũng giúp chủ đầu tư dễ dàng trong việc mở rộng quy mô sản xuất.

Mô hình cao tầng đang trở thành xu hướng của nhiều doanh nghiệp trong thời gian gần đây. Bởi khả năng tối ưu hóa mục đích sử dụng đất, phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc ngành phụ trợ, công nghệ cao,…

Nhà xưởng công nghiệp cao tầng quy mô lớn
Nhà xưởng công nghiệp cao tầng quy mô lớn

Phân loại nhà xưởng theo chức năng

Bên cạnh sử dụng nhà xưởng làm nơi sản xuất, nhiều doanh nghiệp có nhu cầu tạo thêm không gian làm nhà xưởng kết hợp văn phòng để làm việc. Do đó, dựa vào chức năng sử dụng, nhà xưởng được chia thành 2 loại như sau:

Đây là loại nhà xưởng chỉ sử dụng theo mục đích sản xuất, nhằm tạo ra thành phẩm như sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất phân bón, gia công kim loại…

Loại nhà xưởng này gồm 2 khu vực chính đó là sản xuất và văn phòng, đem lại cho chủ đầu tư nhiều lợi ích trong việc tiết kiệm chi phí đầu tư, hỗ trợ quá trình quản lý, vận hành được linh hoạt, phù hợp với doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, ít nhân sự.

Phân loại nhà xưởng theo vật liệu xây dựng

Nhà xưởng bê tông, cốt thép là loại nhà xưởng xây dựng bằng vật liệu composite được kết hợp bởi bê tông và cốt thép, giúp nâng cao khả năng chịu lực hơn. Đây là nhà xưởng truyền thống và được ứng dụng từ khá lâu.

Đặc điểm của nhà xưởng thi công bằng bê tông, cốt thép

  • Toàn bộ những kết cấu nhà xưởng như cột, móng, dầm… đều được làm bằng bê tông, cốt thép.
  • Tường được xây dựng bằng gạch với độ dày từ 10cm đến 20cm.
  • Mái nhà sử dụng tôn chuyên dụng cách nhiệt, chống nóng và chống ồn.
Nhà xưởng xây dựng bằng bê tông cốt thép
Nhà xưởng xây dựng bằng bê tông cốt thép

Nhà xưởng thi công bằng kèo thép còn được gọi là nhà xưởng tiền chế. Khác với nhà xưởng thi công bằng bê thông cốt thép, nhà xưởng tiền chế được lắp dựng hoàn toàn bằng kết cấu thép.

Đặc điểm của nhà xưởng thi công bằng kèo thép:

  • Đơn vị xây dựng nhà xưởng thi công toàn bộ nhà xưởng từ cột, dầm đều bằng kèo thép. Trừ phần móng thì vẫn phải làm bằng bê tông.
  • Tiêu chuẩn về độ dày của tường gạch thì phải có độ dày từ 10cm đến 20 cm. Chiều cao từ 2,2m đến 2,8m say đó thì dung tôn để làm ra các vách ngăn tùy theo hồ sơ thiết kế.
  • Mái nhà xưởng cũng giống với nhà xưởng thi công bằng bê tông cốt thép dùng tôn chuyên dụng cách nhiệt.

Phân loại nhà xưởng theo nhu cầu

Nhà xưởng cũng được phân loại theo nhu cầu hoặc cho thuê xây sẵn. Mỗi loại đều có ưu và nhược điểm khác nhau.

Mô hình cho thuê xây sẵn rất được ưa chuộng trong nhiều năm qua, bởi nó đáp ứng khả năng tiết kiệm chi phí, thời gian xây dựng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng.

Trước đây, hầu như nhà xưởng tại các khu công nghiệp đều được xây theo yêu cầu và ứng với các ngành sản xuất đặc thù như thực phẩm, linh kiện,…

Phân loại nhà xưởng theo hệ thống ánh sáng

  • Nhà xưởng có hệ thống ánh sáng mặt trời thông quá các cửa sổ thiết kế trên tường và mái nhà để tiết kiệm điên năng tiêu thụ.
  • Nhà xưởng có hệ thống ánh sáng nhân tạo cũng được khá nhiều doanh nghiệp quan tâm. Thông thường thì hệ thống này sử dụng khi nhà máy hoàn toàn không nhận được ánh sáng tự nhiên. Bên cạnh đó, đèn điện cũng được thiết kế và lắp đặt với các lĩnh vực sản xuất đòi hỏi ánh sáng phân bố đều ở mọi khâu chế tạo.
  • Nhà xưởng có hệ thống ánh sáng hỗn hợp là loại đang được quan tâm nhiều nhất. Hệ thống này là sự kết hợp giữa việc sử dụng thiết kế ánh sáng tự nhiên và hệ thống ánh sáng nhân tạo.

CÁC bài viết liên quan

  • Dự toán nhà xưởng 6000m2

    Nhu cầu xây dựng nhà xưởng công nghiệp 6000 m2 đang trở nên phổ biến khi quỹ đất đang ngày càng hạn chế. Chi phí xây dựng nhà xưởng 6000 m2 chính là băn khoăn lớn nhất...

  • Thiết kế nhà máy giấy

    Thiết Kế Nhà Xưởng Sản Xuất Giấy là yếu tố vô cùng quan trọng đối với các công ty đơn vị hiện đang kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất giấy, để quy trình sản...

  • Tuyển chọn 32 Mẫu thiết kế phòng khách ngồi bệt đẹp và sang nhất

    Top 32 mẫu thiết kế phòng khách ngồi bệt đẹp nhất đúng phong cách sống tối giản tạo không gian thiền mà vẫn rất sang trọng  Các mẫu thiết kế phòng khách ngồi bệt này...

  • Lắp lưới an toàn ban công cần lưu ý những gì ?

    Lưới an toàn ban công là một sản phẩm được thiết kế với tính năng nổi bật là bảo vệ tính mạng, đảm bảo an toàn cho những người sống ở nơi có ban công cao,...

Gọi Ngay: 0904873388