Tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng

Tiêu chuẩn xây dựng nhà công nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng giúp chủ đầu tư và doanh nghiệp đánh giá được chất lượng tổng thể của công trình. Vì vậy, điều cần thiết khi chuẩn bị xây dựng một công trình nhà xưởng công nghiệp là nắm bắt được các yêu cầu khi xây dựng.

Tiêu chuẩn xây dựng nhà công nghiệp là gì?

Ứng dụng nhà thép tiền chế trong xây dựng hiện nay không còn quá xa lạ với nhiều người, đặc biệt là với những doanh nghiệp và chủ đầu tư có nhu cầu xây dựng nhà xưởng, nhà kho cỡ lớn, phục vụ hoạt động kinh doanh, sản xuất.

Tuy nhiên, để có một công trình nhà xưởng chất lượng thì ngoài việc sở hữu đội ngũ thiết kế giỏi chuyên môn, công trình đó còn phải đáp ứng được các tiêu chuẩn xây dựng cần thiết để đảm bảo chất lượng thu về tốt nhất.

Vậy tiêu chí xây dựng nhà công nghiệp đạt chuẩn là như thế nào? Và cần đảm bảo những nội dung gì? Bài viết sau sẽ cho quý bạn đọc cái nhìn tổng thể nhất.

Tiêu chuẩn xây dựng nhà công nghiệp cần biết

Tiêu chuẩn xây dựng nhà công nghiệp được quy định tại:

-Quy chuẩn xây dựng VN tập 1 do Bộ Xây Dựng ban hành, kèm quyết định số 682/BXD-CSXD ra ngày 14/12/1996.

-Quy chuẩn xây dựng VN tập 2,3 do Bộ Xây Dựng ban hành, kèm quyết định số 439/QĐ-BXD ra ngày 25/09/1997.

Theo đó, nhà công nghiệp khi xây dựng cần có những tiêu chí cơ bản như:

-Địa điểm xây dựng nhà công nghiệp.

-Quy mô xây dựng các hạng mục.

-Phương án thiết kế công trình.

-Tổng diện tích mặt bằng các hạng mục sẽ xây dựng (đối với công trình theo tuyến phải có phương án tuyến công trình cụ thể).

-Vấn đề kết nối giữa hạ tầng kỹ thuật trong khu vực và các hạng mục khác trên công trình.

Lưu ý:

Nhà công nghiệp phải được xây dựng trên nền móng đạt chuẩn, phần kết cấu móng phải đảm bảo an toàn và quy trình xây dựng, khâu lắp đặt phải phù hợp với quy mô công trình, mục đích sử dụng và công năng hoạt động nhà công nghiệp.

Quá trình thi công nhà công nghiệp, chủ đầu tư cần:

– Giới thiệu tóm tắt địa điểm xây dựng, phương án thiết kế nhà công nghiệp, tổng diện tích xây dựng, sơ đồ thiết kế và các công trình phụ trợ cho nhà xưởng.

-Phương án thiết kế với những công trình yêu cầu tính thẩm mỹ cao như khối văn phòng, bảo tang mỹ thuật….

-Các phương án bảo vệ môi trường dự phòng bao gồm hệ thống phòng cháy chữa cháy, bể chứa nước ngầm, hoặc các quy định về an toàn lao động khi công trình đưa vào sử dụng.

-Cung cấp hồ sơ thiết kế kết cấu bê tông cốt thép, các khung kèo…

-Sơ đồ công nghệ kèm bản vẽ dây chuyền ứng dụng công nghệ đối với những công trình yêu cầu kỹ thuật cao.

-Bản vẽ tổng thể mặt bằng xây dựng công trình hoặc bản vẽ phương án tuyến dành cho những công trình xây dựng theo tuyến.

Sau đây là một số tài liệu về tiêu chuẩn xây dựng nhà công nghiệp tham khảo, xin gửi đến quý bạn đọc:

  • TCXD 16-1986 – Chiếu sáng nhân tạo ở công trình dân dụng.
  • TCVN- 4474-1987 – Tiêu chuẩn thiết kế – Thoát nước bên trong công trình.
  • TCVN 4513-1988 – Tiêu chuẩn thiết kế – Cấp nước bên trong công trình.
  • TCVN 4605-1988 – Tiêu chuẩn thiết kế – Kết cấu ngăn che, kỹ thuật nhiệt.
  • TCXD 29-1991 – Chiếu sáng tự nhiên ở công trình dân dụng
  • TCXD 25-1991 – Tiêu chuẩn thiết kế -Đặt đường dây dẫn điện tại công trình công cộng.
  • TCXD 27-1991 – Tiêu chuẩn thiết kế – Lắp đặt thiết bị trong nhà và công trình công cộng.
  • TCVN 5687-1992 – Tiêu chuẩn thiết kế-Lắp đặt thiết bị trong nhà và công trình công cộng.
  • TCVN 5687-1992  – Tiêu chuẩn thiết kế – Thông gió điều hòa không khí.
  • TCVN 5760-1993  – Yêu cầu lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy.
  • TCVN 5738-2001 – Yêu cầu lắp đặt kỹ thuật – Hệ thống báo cháy nổ.
  • TCVN- 6160-2005 – Tiêu chuẩn thiết kế – Phòng cháy chữa cháy.
  • TCXD VN 356-2005 – Tiêu chuẩn thiết kế – Kết cấu BT và BTCT.
  • TCXDVN: 338-2005 – Tiêu chuẩn thiết kế xây dựng và kết cấu thép VN.
  • TCVN 2737-2006 – Tiêu chuẩn thiết kế – Tải trọng tác động.
  • TCVN 46-2007 – Hướng dẫn kiểm tra và bảo trì hệ thống chống sét cho công trình xây dựng
  • TCXDVN 394-2007 – Phần an toàn – Thiết kế và lắp đặt trang thiết bị điện
  • TCVN 4319-2012 – Nguyên tắc thiết kế – Nhà và công trình công cộng.
  • TCVN 4514: 2012 – TC thiết kế – Xí nghiệp công nghiệp. Tổng mặt bằng

TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG NHÀ XƯỞNG

Hiện nay, cơ sở pháp lý quy định các tiêu chuẩn xây dựng nhà xưởng để đảm bảo thi công và vận hành nhà xưởng mới nhất được quy định thông qua các văn bản xác định rõ các hạng mục tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng cho các chủ đầu tư, thầu thiết kế, thi công phải tuân thủ nghiêm ngặt cụ thể tại:

  • Quy chuẩn xây dựng Việt Nam theo quyết định số 682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Xây Dựng.
  • Quy chuẩn xây dựng Việt Nam theo quyết định số 439/QĐ-BXD ngày 25/09/1997 của Bộ Xây Dựng.

1, Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà xưởng sản xuất

Thiết kế và xây dựng nhà xưởng có những tiêu chuẩn riêng cần tuân thủ

Đối với tiêu chuẩn thiết kế móng và nền nhà xưởng sẽ cần yêu cầu về bản vẽ kết cấu móng nhà xưởng theo quy định trong TCVN 2737:1995 nhằm đảm bảo yêu cầu công nghệ tải trọng tác động, điều kiện địa chất công trình, địa chất thủy văn đó là:

– Thiết kế nền nhà xưởng sản xuất công nghiệp trên đất yếu phải có các biện pháp xử lý nền thích ứng với địa chất và

– Thiết kế nền nhà xưởng sản xuất phải đảm bảo theo yêu cầu công nghệ và điều kiện sử dụng để chọn các kết cấu nền phù hợp theo các dạng nền:

– Nền nhà xưởng bằng bê tông: Bê tông; bê tông cốt thép; bê tông có phôi thép chịu va đập; bê tông chịu được ăn mòn axit, kiềm; bê tông atphan.

  • Nền nhà xưởng bằng thép
  • Nền nhà xưởng lát gạch xi măng
  • Nền nhà xưởng lát ván, gỗ, chất dẻo

– Nếu thiết kế nền nhà xưởng đối với khu vực kho, bãi vị trí cầu cạn dùng để bốc dỡ vật liệu rời phải yêu cầu bằng phẳng;

– Phần mặt nền nhà xưởng phải có lớp lót cứng và hệ thống thoát nước nhanh tránh ứ đọng nước;

– Thiết kế nền nhà xưởng bằng bê tông phải chia thành từng ô và chiều dài mỗi chiều của một ô tối đa 0,6m, giữa các mạch ô nền phải chèn bằng bi tum. Đồng thời lớp lót bê tông có độ dày tối thiểu lớn hơn 0,1m và

– Chiều rộng của nền hè nhà yêu cầu phải từ 0,2 đến 0,8 m và độ dốc là 1 đến 3%.

2, Tiêu chuẩn bản vẽ thiết kế móng nhà xưởng công nghiệp

– Tiêu chuẩn bản vẽ thiết kế móng nhà xưởng và các hệ thống kỹ thuật phần công trình ngầm nhà xưởng nếu có phải đảm bảo phù hợp với tính chất cơ lý của đất nền  và các đặc trưng tự nhiên của nền xây dựng.

Trong đó, tiêu chuẩn nền móng khi thiết kế bản vẽ nền móng phải đảm bảo các quy định:

– Thiết kế móng xây dựng nhà xưởng có độ cao mặt trên móng thấp hơn mặt nền với độ chênh lệch là:

  • Đối với cột cốt thép: Độ chênh lệch 0,2m
  • Đối với cột có khung chèn tường: Độ chênh lệch 0,5m
  • Đối với cột bê tông cốt thép: Độ chênh lệch 0,15m

– Đối với cao độ chân đế cột thép của hành lang, cầu cạn đỡ các đường ống giữa các phân xưởng phải cao hơn độ cao san nền ít nhất là 0,2 m.

– Thiết kế móng cột nhà xưởng có khe co giãn và các phân xưởng có dự kiến mở rộng cần thiết kế chung cho hai cột giáp liền nhau.

– Đối với các móng dưới tường gạch, tường xây, đá hộc nếu là nhà không khung: chiều sâu đặt móng nhỏ hơn hoặc bằng 15cm cần thiết kế dầm đỡ tường và mặt trên dầm đỡ nên thấp hơn mặt nền khi hoàn thiện ít nhất là 3cm (0,03 m).

– Thiết kế móng nhà xưởng đối với phần chịu tác động của nhiệt độ cao phải có sử dụng lớp bảo vệ vật liệu chịu nhiệt, móng chịu tác dụng ăn mòn phải có thiết kế vật liệu chống ăn mòn.

3, Tiêu chuẩn thiết kế mái nhà xưởng và cửa mái

Đối với thiết kế mái và cửa mái nhà xưởng cần đảm bảo các tiêu chuẩn sau:

– Tiêu chuẩn độ dốc mái nhà xưởng theo vật liệu: Phụ thuộc vào lựa chọn vật liệu làm mái sẽ có quy định tiêu chuẩn độ dốc mái nhà xưởng thích hợp như sau:

  • Nhà xưởng sử dụng tấm lợp amiăng xi măng: Độ dốc từ 30% đến 40%;
  • Tiêu chuẩn độ dốc mái tôn nhà xưởng (Mái lợp tôn múi): Độ dốc từ 15% đến 20%;
  • Nhà xưởng sản xuất thiết kế mái lợp ngói: Độ dốc từ 50% đến 60%;
  • Nhà xưởng công nghiệp thiết kế mái lợp tấm bê tông cốt thép: Độ dốc từ 5% đến 8 %.

– Tiêu chuẩn độ dốc mái nhà xưởng nếu dưới 8% bắt buộc phải có bố trí khe nhiệt ở lớp bê tông cốt thép chống thấm và khoảng cách giữa các khe nhiệt nên lớn hơn 24m theo dọc nhà.

– Đối với thiết kế thoát nước nhà xưởng ở phần mái sẽ phụ thuộc và vật liệu lợp mái và yêu cầu công nghệ mà sẽ thiết kế mái nhà xưởng công nghiệp bên trong hay bên ngoài.

– Đối với thiết kế nhà xưởng có cửa mái hoặc mái giật cấp với độ lệch 2 mái lớn hơn hoặc bằng 2,4m phải có máng hứng nước và ống thoát. Trường hợp độ lệch 2 mái dưới 2,4m không phải làm mãng hứng nhưng phải có biện pháp thi công nhà xưởng gia cố phần mái bên dưới trong khoảng nước xối.

– Đối với cửa mái hỗn hợp có chức năng chiếu sáng và thông gió bắt buộc phải thiết kế lắp kính thẳng đứng và chỉ lắp nghiêng khi có luận chứng hợp lý. Chiều dài của cửa mái không được lớn hơn 84m và nên đặt lùi và 1 bước cách cột đầu hồi nhà. Ngoài ra, phần cửa mái phải không có thiết bị tỏa nhiệt, hơi hẩm hay chất động, nếu có không được làm cửa mái.

– Nếu nhà xưởng sản xuất sinh nghiệt, ẩm, chất động cần có cửa mái thông gió thì cần đảm bảo phải có mái đua chống mưa hắt, không cần lắp kính mà chỉ để khoảng trống với chiều cao khoảng trống từ 0,15 m đến 0,3 m.

– Bố trí góc chống mưa hắt không lớn hơn 15° đối với nhà sản xuất kỵ nước mưa hoặc ở khoảng trống bố trí nan chớp nghiêng thì góc chống mưa hắt của mái đua phía trên có thể tăng đến 45°. Các nan chớp không được làm bằng vật liệu dễ vỡ.

– Phần cửa mái yêu cầu lắp kính cố định, phần dưới hở, trên có mái đua và chiều dày kính lớn hơn hoặc bằng 3mm. Nếu file bản vẽ autocad thiết kế nhà xưởng có cầu trục thì cửa mái phải lắp lưới bảo vệ kính với chiều rộng lưới nhỏ nhất là 0,7m kính lắp thẳng đứng và bằng hình chiếu bằng của khung cửa khi khung cửa nằm nghiêng hoặc nằm ngang. Nếu kính cốt thép không cần lưới bảo vệ.

– Khi thiết kế nhà xưởng việc lựa chọn các kiểu cửa mái như: bản vẽ nhà xưởng mái vòm, răng cưa, chữ M, chồm diềm,… sẽ phụ thuộc vào công nghệ và hướng nhà xưởng.

4, Tiêu chuẩn thiết kế tường và vách ngăn nhà xưởng

Tiêu chuẩn thiết kế xây dựng làm nhà xưởng đối với phần tường và vách ngăn sẽ phụ thuộc vào đặc tính, quy mô, nhu cầu sử dụng để lựa chọn các loại tường nhà xưởng phù hợp (như tường chịu lực, tự chịu lực, tường chèn khung,…) với các vật liệu gạch, đá tự nhiên, tấm amiăng xi măng, tấm bê tông cốt thép. Lưu ý nếu tường ngoài bằng  tấm amiăng xi măng hoặc vật liệu nhẹ thì phần thiết kế chân tường nên là gạch, đá hoặc bê tông và có chiều cao hơn mặt lên khi hoàn thiện ít nhất là 3cm.

  • Nếu sử dụng chân tường gạch phải có lớp chống thấm nước mưa, chống ẩm bằng vữa xi măng mác 75 dày 20cm đặt ngang ở mặt nền khi hoàn thiện.
  • Đối với tường ngăn phân xưởng nên thiết kế có thể tháo lắm thuận tiện.
  • Nếu thiết kế tưởng nhà xưởng sản xuất mỗi nhịp tốt đa có kích thước 12m và chiều cao cột lớn nhất là 6m.

5, Tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng cho cửa sổ và cửa đi

Yêu cầu tiêu chuẩn thiết kế xây dựng nhà xưởng công nghiệp đối với cửa sổ cần đảm bảo các điều kiện sau:

– Độ cao cửa tốt đa 2,4m từ mặt sản và phải đóng mở được

– Độ cao cửa sổ lớn hơn 2,4m phải lắp thành khung cố định để chống bão và trường hợp cần thiết phải lắp cánh cửa có kẹp giữ chắc chắn và đóng mở bằng cơ khí.

6, Các tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng khác

Trong các tiêu chuẩn thiết kế bản vẽ nhà xưởng sản xuất công nghiệp có rất nhiều yêu cầu khác về:

– Tiêu chuẩn thiết kế điện nhà xưởng: Bản vẽ thiết kế hệ thống điện nhà xưởng công nghiệp chiếu sáng, sản xuất cần đáp ứng nhu cầu sản xuất hợp lý và an toàn điện như:

  • Bản vẽ thiết kế điện chiếu sáng nhà xưởng
  • Bản vẽ thiết kế ổ cắm điện
  • Bản vẽ thiết kế internet.
  • Bản vẽ thiết kế truyền hình cáp, điện thoại (nếu có).
  • Sơ đồ chi tiết điện thông minh (nếu có).

– Tiêu chuẩn thiết kế phòng cháy chữa cháy (pccc) cho nhà xưởng;

– Tiêu chuẩn thiết kế hệ thống chống sét cho nhà xưởng.

Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng công nghiệp. Hy vọng với những thông tin chúng tôi mang đến đã giúp bạn có được những kiến thức hữu ích liên quan đến vấn đề nhà xưởng công nghiệp. Chúc bạn sớm sở hữu một công trình với thiết kế như ý muốn của mình.Nếu khách hàng đang có nhu cầu tìm kiếm các giải pháp toàn diện cho Nhà xưởng, Nhà thép tiền chế và Kết cấu thép, hãy liên hệ VINACON thông qua email vinaconvietnam@gmail.com hoặc số điện thoại 0904.87.33.88 để được tư vấn ngay hôm nay.


Nếu bạn có nhu cầu thiết kế, thi công xây dựng hoặc tư vấn pháp lý liên quan đến nhà xưởng, nhà máy, hãy liên hệ ngay để được hỗ trợ chuyên nghiệp. Chúng tôi cam kết mang đến:

  • Giải pháp thiết kế tối ưu: Phù hợp với yêu cầu sản xuất và kinh doanh, đảm bảo hiệu quả sử dụng lâu dài.
  • Thi công chất lượng cao: Tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn và kỹ thuật, hoàn thành đúng tiến độ.
  • Tư vấn pháp lý chuyên sâu: Đảm bảo mọi thủ tục pháp lý được thực hiện đầy đủ và chính xác, giúp bạn yên tâm trong suốt quá trình xây dựng.

Liên hệ ngay để nhận tư vấn và báo giá miễn phí:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VINACON VIỆT NAM

Văn Phòng Hà Nội : Số 17 Tố Hữu , Tòa nhà C37 Bộ Công An, Tố Hữu, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
☎️ Hotline: 0904.87.33.88
Văn Phòng Vĩnh Phúc : Tầng 8 , Tòa nhà Việt Đức, TP Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc
☎️ Hotline: 0944.145. 868 - 0911.934.868
Văn Phòng Hải Dương : Số 58 Hải Hưng, Khu đô thị Ecorivers Hải Dương, TP Hải Dương, Hải Dương
☎️ Hotline: 0966.321.682
Văn Phòng HCM : 151 Hoa Lan, Phường 2,  Quận Phú Nhuận, TP.HCM  
☎️ Hotline: 0912.07.64.66
Văn Phòng Đà Nẵng : 68 đường Tôn Đức Thắng, Phường Hoà Khánh, Quận Liên Chiều, Đà Nẵng
☎️ Hotline: 0902.038.666
☎️ Website: https://vncdesign.com.vn

CÁC bài viết liên quan

  • Kết cấu nhà xưởng

    Tìm hiểu kết cấu nhà công nghiệp là việc làm vô cùng quan trọng, nhất là đối với dạng khung thép tiền chế, bởi tất cả các bộ phận đều cần được tính toán kỹ...

  • Thiết kế KARAOKE QUỲNH TRANG

    VNCDesign là công ty thi công và thiết kế phòng hát karaoke – bar hàng đầu với nhiều năm kinh nghiệm – VNCDesign giúp bạn tăng doanh số khách hàng với nội thất phòng hát...

  • Thiết kế quán bar ZERO Club

    Quán Bar ngày càng thịnh hành ở Việt Nam, mọi người thường có thói quen đến các quán Bar để giải trí sau những ngày làm việc căng thảng, nhưng làm sao để thu hút...

  • Quy trình xin cấp phép xây dựng nhà xưởng

    Trước khi tiến hành xây dựng bất cứ công trình xây dựng, người dân cũng cần theo dõi quy định và kiểm tra xem công trình có thuộc trường hợp phải thực hiện thủ tục...

Gọi Ngay: 0904873388