Một số mẫu thiết kế cao ốc văn phòng phong cách nhật bản

Với những ai am hiểu về kiến trúc, không lạ lẫm gì khi Nhật Bản được coi là một cường quốc về lĩnh vực này. Nhưng điều gì khiến kiến trúc Nhật nói chung và nhà ở nói riêng độc đáo đến vậy? Đầy phong cách mà không mất nhiều nỗ lực để làm nên, đến giờ chưa có quốc gia nào thành thục về phong cách tối giản như cách người Nhật nắm bắt được.

Những thiết kế của họ không chỉ nổi bật ở sự tinh tế: Nhật Bản còn nổi tiếng với một số mẫu nhà quái đản nhất thế giới. Từ những công trình gọn nhẹ cho đến các khối nhà mang đủ hình dáng lạ. Kiến trúc Nhật Bản đa dạng nhưng đều có tính đồng nhất về thẩm mỹ và mang những chức năng tiện lợi.

Để khám phá lý do Nhật Bản luôn biết cách sáng tạo nhà ở của mình, và tại sao các kiến trúc sư từ khắp nơi trên thế giới luôn mong mỏi được thử sức mình ở xứ hoa đào, chúng tôi đã tổng hợp một số công trình tiêu biểu nhất cho kiến trúc Nhật Bản và đi sâu vào những nét đặc sắc của chúng.

Những bậc thầy tối giản

Chủ nghĩa tối giản và kiến trúc Nhật là hai yếu tố gần như luôn đi đôi với nhau. Phong cách này có nguồn gốc từ phương Tây sau Thế chiến thứ hai, trong bối cảnh ấy, sự ra đời của nó đối lập với một thế giới nơi mà các loại hình nghệ thuật đã trở nên lỗi thời và quá nặng tính hàn lâm.

Love House ở Yokohama, Nhật Bản, được thực hiện bởi Takeshi Hosaka Architects /Love House in Yokohama, Japan, by Takeshi Hosaka Architects. Ảnh / Photo: Masao Nishikawa, Koji Fujii / Nacasa&Partners

Tuy nhiên, cách người Nhật thiết kế lại mô phỏng sự tối giản đã có trong những thế kỷ trước. Thực chất là từ thời kỳ văn hóa Higashiyama từ thế kỷ thứ 15. Với Wabi-sabi làm nguyên tắc thẩm mỹ chính, xoay quanh quan điểm chấp nhận tính phù du và sự không hoàn hảo, kiến trúc Nhật Bản đã luôn duy trì tính xác thực và đơn giản theo những cách phi thường nhất.

Sự khan hiếm đất đai: “Kiến trúc cho vật nuôi”

Tính giản lược trong kiến trúc Nhật Bản quả không đâu sánh bằng, nhưng đó không phải đặc điểm duy nhất mà các nhà thiết kế mang đến. Không gian ở những đô thị lớn như Tokyo và nhiều thành phố khác rất khan hiếm. Những phần diện tích ít ỏi, thừa thãi và từng bị bỏ trống giờ đang được tận dụng triệt để hơn bao giờ hết, chẳng hạn như đường bộ hay kẽ hở giữa hai tòa nhà.

Tiệm thuốc Ogimachi ở Osaka, Nhật Bản, thiết kế bởi ninkipen! + TKY JAPAN / Ogimachi Global Dispensing Pharmacy in Osaka, Japan, by ninkipen! + TKY JAPAN. Ảnh / Photo Hiroki kawata

“Kiến trúc cho vật nuôi” là một thuật ngữ do studio thiết kế nổi tiếng Nhật Bản Atelier Bow-Wow đặt ra, dùng để nhắc tới những công trình được “nhồi” vào diện tích thừa trong các thành phố. Giới hạn về đất đai đã tạo tiền đề cho những công trình mang kiểu dáng đặc biệt. Nói cách khác thì các hình khối ấy là phụ phẩm của nhiều yếu tố bất cập trong không gian đô thị.

Các công trình thường có kiểu dáng khiêm tốn, sáng tạo trong thiết kế để ứng phó linh hoạt với sự chật chội. Yếu tố “vật nuôi” của phong cách kiến trúc vi mô này nằm ở những căn nhà nhỏ xinh xen kẽ trong một thành phố đông đúc, những người bạn đồng hành bên cạnh chủ nhân to lớn của mình.

Lucky Drops in Tokyo, Japan, by Atelier Tekuto. Ảnh / Photo: Makoto Yoshida

Lấy tiệm thuốc Ogimachi tại Osaka trong ảnh trên làm ví dụ. Khu đất này trước kia thuộc về một căn nhà xây bất hợp pháp sau Thế chiến II. Bằng cách nào đó nó đã đứng đây qua nhiều thập kỷ trong lúc khu vực xung quanh phát triển dần, để lại một khoảng đất trống tương đối nhỏ. Các kiến trúc sư ở văn phòng Ninkipen! + TKY đã thiết kế hiệu thuốc này, gợi lại quá khứ bằng một công trình dễ thương, nằm gọn giữa những “người hàng xóm” cao lớn của nó.

Một ví dụ nữa về phong cách kiến trúc này là căn nhà Lucky Drops ở Tokyo, Nhật Bản do Atelier Tekuto thiết kế (ảnh trên). Đây là một công trình độc đáo nằm gọn trên diện tích rất nhỏ. Cao 29.3m nhưng chỉ vỏn vẹn 3.2m mặt tiền và 0.7m phía sau. Khoảng lùi công trình 0.5m tính từ khu đất được ứng biến bằng cách đào phần móng xuống sâu hơn, một thiết kế lý tưởng trong điều kiện đất đai hạn chế.

30 năm tuổi thọ

House in Saijo. Ảnh / Photo: Toshiyuki Yano

Bên cạnh những công trình đơn giản và linh hoạt, đường phố Nhật Bản còn là nơi tập trung một số kiểu nhà ở hiện đại nhất. Tại sao những ranh giới thẩm mỹ được đẩy đến giới hạn không chỉ bởi tầng lớp thượng lưu mà cả trung lưu? Dường như thị trường bất động sản đặc biệt ở Nhật là yếu tố thúc đẩy sự sáng tạo kiến trúc này.

House in Kohoku 1-2. Ảnh / Photo: Daici Ano

Trong khi phương Tây có xu hướng tăng giá nhà đất theo thời gian, Nhật Bản lại hoàn toàn đi ngược lại: Nhà của họ cũng mất giá như bao mặt hàng khác, chúng thường bị dỡ bỏ sau một khoảng thời gian trung bình là 30 năm! Thế nên tại đất nước này, một chiếc tủ lạnh có tuổi hơn một ngôi nhà là điều vô cùng dễ hiểu.

Những hộ gia đình ở phương Tây được thiết kế không chỉ cho thành viên cư trú mà còn phải phù hợp thị hiếu của số đông người mua trong tương lai. Yếu tố cá nhân không được thể hiện quá nhiều nếu không gia chủ có thể phải chịu thua lỗ. Tuy nhiên, nếu một căn nhà mất giá về lâu dài là điều không thể tránh khỏi như tại Nhật, thì tính cá thể dù dị biệt đến đâu cũng phải được phát triển tối đa.

Trong khi điều này có thể gây nhiều bất cập về quy hoạch, thật thoải mái khi thấy nhà ở mang nhiều diện mạo độc đáo và tôn lên không gian sống riêng tư nhất của chúng ta: Đó là sự thể hiện cá tính và gu thẩm mỹ.

Nhà NA tại Tokyo, Nhật Bản, thiết kế bởi Sou Fujimoto / House NA in Tokyo, Japan, by Sou Fujimoto Architects. Ảnh / Photo: World Architecture Map

Đây chỉ là một số lý do và ví dụ tiêu biểu nhất về trình độ thiết kế kiến trúc dân sự thượng thừa của người Nhật. Các kiến trúc sư luôn làm chúng ta ngạc nhiên với những kiệt tác tối giản và sáng tạo của họ, sẽ còn nhiều công trình nữa đang được hứa hẹn xuất hiện trong tương lai gần.

Nguồn: Highsnobiety

CÁC bài viết liên quan

Gọi Ngay: 0904873388